Bạn đã nghe nói về vitamin A, B, C, D và E. Nhưng xa hơn trong bảng chữ cái là một chất dinh dưỡng ít được biết đến hiếm khi được đề cập đến, nhưng lại rất cần thiết cho sức khỏe – vitamin K.

Trên thực tế, các nghiên cứu lâm sàng gần đây đã gợi ý rằng uống vitamin K2 có thể giúp giảm sự mất xương mà phụ nữ phải chịu theo tuổi tác và cũng có thể cải thiện sức khỏe tim mạch thông qua việc giảm độ cứng động mạch.

Nhưng lợi ích của vitamin K không kết thúc ở đó. Vitamin K2 cũng có thể giúp ngăn ngừa sự mất độ đàn hồi của da và giúp giảm giãn tĩnh mạch, làm cho nó trở thành chất bổ sung chống lão hóa da tự nhiên.

Vitamin K là gì?

Vitamin K là một loại vitamin tan trong chất béo, rất tốt cho quá trình đông máu và góp phần tạo ra một trái tim khỏe mạnh, xương và hệ thống miễn dịch.

Có hai dạng khác nhau: Vitamin K1, được tìm thấy chủ yếu trong các loại rau lá xanh như rau bina, cải xoăn, bông cải xanh và vitamin K2 được tìm thấy trong thịt, trứng, sữa và thực phẩm lên men như dưa bắp cải muối natto (đậu nành lên men) và một số loại pho mát và sữa chua lên men.

Vai trò chính của vitamin K1 là đảm bảo cơ chế đông máu, trong khi vai trò của vitamin K2 đối với sức khỏe lại khác xa. Vitamin K2 đảm bảo canxi được đưa vào các khu vực cần thiết trong cơ thể.

Vitamin K2 kích hoạt các protein giúp di chuyển canxi vào xương, rất cần thiết cho sức mạnh của xương, mật độ và sức khỏe hệ tuần hoàn thông qua việc điều chỉnh canxi. K2 giữ cho canxi di chuyển trong cơ thể và hỗ trợ quá trình lắng đọng canxi vào khối xương thay vì vào các động mạch có thể gây ra cứng.

Đối tượng nào cần vitamin K?

Phần lớn trong chúng ta đều thiếu vitamin K2. Trên thực tế, một nghiên cứu về dân số được công bố trên tạp chí Nutrients Journal cho thấy gần một phần ba người tham gia bị thiếu vitamin K.

Những người cao tuổi thường thiếu vitamin K có tỷ lệ thiếu vitamin K nhiều hơn, tình trạng tương tự cũng xảy ra đối với người mắc bệnh huyết áp cao, tiểu đường loại 2, bệnh thận mãn tính và bệnh tim mạch.

Nồng độ vitamin K trong cơ thể thấp cũng có thể là hậu quả từ chế độ ăn uống kém lành mạnh, uống nhiều rượu bia, hay chỉ đơn giản là do lão hóa da hoặc tác dụng phụ khi dùng 1 vài loại thuốc nhất định. Trên thực tế, một nghiên cứu đã chỉ ra rằng dùng statin (một loại thuốc thông thường dùng để kiểm soát cholesterol) có thể làm giảm lượng vitamin K2 trong cơ thể.

“Hầu hết mọi người cần bổ sung thêm vitamin K2 nhiều hơn, điển hình như ở phương Tây, chế độ ăn ở đây không đáp ứng đủ lượng vitamin K2 cơ thể cần”, Rick Hay, Giám đốc Dinh Dưỡng của Healthista cho biết.

“Vitamin K hết sức quan trọng đối với sức khỏe tim mạch, độ chắc khỏe của xương và độ rạng ngời của làn da”.

Bên cạnh đó, tiêu hóa kém có thể làm cho tình trạng thiếu hụt này ngày càng trầm trọng hơn, Ngài Hay cũng giải thích tình trạng này xảy ra là do vi khuẩn đường ruột là chất xúc tác cần thiết để chuyển hóa vitamin K1 sang K2. “Lượng vitamin K2 chất lượng cao cũng là 1 yếu tố cần thiết để cơ thể hấp thụ vitamin D”, Ngài Hay cho biết.

Những dấu hiệu thiếu hụt vitamin K là gì?

Hay nói: “Bầm tím và dễ bị chảy máu bất thường có thể là dấu hiệu bị thiếu hụt vitamin K”. Ngài Hay cũng giải thích: “Một số dấu hiệu khác như sâu răng, viêm lợi, xương yếu dần hay các vấn đề về tim cũng do thiếu vitamin K.”

“Việc sử dụng kháng sinh liều cao có thể làm giảm khả năng hấp thu vitamin K2 từ thực phẩm vì kháng sinh có ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các vi khuẩn đường ruột”.

Thời kỳ dậy thì và mãn kinh – hai giai đoạn cơ thể cần nhiều vitamin K2 hơn bao giờ hết.

Có những thời điểm trong đời một người phụ nữ cần hấp thu nhiều canxi hơn, điển hình như giai đoạn dậy thì và tuổi mãn kinh.

Bổ sung vitamin K2 ngay từ tuổi vị thành niên giúp cơ thể phòng ngừa và ngăn chặn các vấn đề về xương và tim mạch sau này. Người cao tuổi cũng nên bổ sung vitamin K2 vì đây là nhóm có nguy cơ loãng xương cao và có nhiều nguy cơ mắc các vấn đề tim mạch nói chung.

Nhưng vitamin K2 cũng đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với nhóm phụ nữ sau mãn kinh vì lượng estrogen ở nhóm này có chiều hướng giảm xuống, do đó có thể gây giảm đến 20% mật độ xương, gây nguy cơ loãng xương và nứt xương.

Hiệu quả chống lão hóa của vitamin K2

Cải thiện độ đàn hồi cho da Vitamin K2 có tác dụng ngăn cản sự vôi hóa trên các động mạch, tĩnh mạch và mô mềm, do đó, vitamin K2 có thể giúp ngăn chặn sự hình thành canxi dư thừa trên các Elastin nằm trên các mô liên kết của da. Vì lý do này, K2 có thể giúp gìn giữ độ đàn hồi của da và ngăn ngừa hình thành các nếp nhăn.

Trên thực tế, nghiên cứu thực hiện vào năm 2011 cho thấy phụ nữ có nhiều nếp nhăn cũng có nhiều khả năng loãng xương hơn.

Hơn nữa, các nghiên cứu khác cũng cho thấy da của phụ nữ Nhật ít lão hóa hơn da phụ nữ các nước khác và giải thích là do hàm lượng natto cao trong chế độ ăn hằng ngày của người Nhật (một loại thực phẩm truyền thống được làm từ đậu nành lên men, chứa hàm lượng vitamin K2 cao).

Tương tự, vitamin K không chỉ giúp xương chắc khỏe mà còn có thể cải thiện tình trạng giãn tĩnh mạch

Mặc dù quá trình nghiên cứu trên cơ thể người vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu, nhưng kết quả cho thấy rằng vitamin K là yếu tố hết sức cần thiết để sản sinh Matrix GLA Protein (MGP), 1 loại protein giúp chống vôi hóa động mạch.

Loại protein này cũng giúp ngăn chặn vôi hóa thành mạch máu bằng cách đưa canxi đến thẳng xương và do đó canxi không còn tích tụ trong tĩnh mạch và động mạch.

Nghiên cứu sơ bộ được công bố trên Tạp chí Nghiên cứu Hệ mạch cho thấy vitamin K2 là cần thiết để ngăn ngừa và làm giảm các nguy cơ về tim mạch.

Các nguồn thực phẩm tốt nhất cung cấp vitamin K2:

Đậu Natto
Pho mát cứng
Pho mát mềm
Lòng đỏ trứng

Gan gà
Xúc xích Ý
Ức gà
Thịt bò xay

Tôi có cần bổ sung thực phẩm chức năng chứa vitamin K không?

Trước nay, vitamin K đã bị phớt lờ, không được xem là quan trọng để bổ sung vào chế độ ăn uống, bởi người ta hay quan niệm rằng chế độ ăn bình thường đã cung cấp đủ lượng vitamin K cơ thể cần.

Điều này chỉ thực sự đúng với vitamin K1 còn vitamin K2 thì khác. K2 khó tổng hợp được từ khẩu phần ăn tại các nước phương Tây, nhất là khi bạn ăn không đủ các thực phẩm nguồn gốc động vật hoặc lên men.

Điều này càng tệ hơn khi nền nông nghiệp hiện đại và công nghệ đông lạnh thực phẩm phát triển, bên cạnh những lợi ích nhất định, nó gây trở ngại cho quá trình lên men tự nhiên của thực phẩm, quá trình chính hỗ trợ chuyển hóa vitamin K1 thành K2.

Các vi khuẩn đường ruột có nhiệm vụ chuyển hóa vitamin K1 sang vitamin K2, tuy nhiên chế độ ăn uống kém cân bằng ngày nay đã làm giảm chức năng này của đường ruột.

Tuy nhiên, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ nếu muốn sử dụng bất kỳ loại viên uống bổ sung nào. Bởi Vitamin K2 có thể làm giảm hiệu quả hoạt động của 1 số loại thuốc phổ biến, trong đó có một số loại kháng sinh và thuốc làm loãng máu, điều trị bệnh cao huyết áp.

Ngài Hay cũng khuyên rằng, “Nếu bạn đang gặp vấn đề về gan thận hoặc đang mang thai và cho con bú, hãy hỏi ý kiến bác sĩ của mình trước khi dùng vitamin K2”.

Nên sử dụng thực phẩm chức năng bổ sung Vitamin K2 như thế nào?

Các nghiên cứu lâm sàng từ năm 2013 cho thấy bổ sung thêm 180 mg vitamin K2 ba lần mỗi ngày giúp ngăn ngừa loãng xương và cải thiện sức khỏe tim mạch nhờ tác dụng làm trơn và giảm xơ cứng động mạch.

“Tốt nhất, bạn nên thường xuyên bổ sung vitamin K2 ở liều lượng vừa đủ, điều này sẽ giúp hỗ trợ tăng cường hấp thu canxi trong cơ thể một cách tối ưu suốt cả ngày”, Rick Hay.

Để biết thêm thông tin chi tiết về chương trình, vui lòng trực tiếp liên hệ Hotline: 1800 6220

Sign up for a trial

* Required fields